Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công
Hiện nay “đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công”, chính vì vậy, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT đã lựa chọn cho mình con đường riêng, đó là du học nghề, sang một đất nước mới bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và sự tư duy khác so với nước ta nhất là một nước phát triển như ở Đức.
Chia sẻ về con đường học vấn của mình, bạn Nguyễn Thùy (25 tuổi, ngụ TP.HCM) hiện đang làm điều dưỡng tại Đức chia sẻ: “Tôi du học nghề điều dưỡng tại Đức, trong thời gian học nghề, tôi vẫn nhận được mức lương cơ bản. Sau khi tốt nghiệp, tôi vào làm điều dưỡng tại một bệnh viện, có hỗ trợ chỗ ăn ngủ và mức lương khá ổn”.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều vị phụ huynh lo lắng chi phí đắt đỏ, nên rất cân nhắc khi lựa chọn đất nước cho con du học.
Chị Đào Phương Anh (53 tuổi, ngụ Bến Tre) cho biết, chị rất mong muốn con trai có thể qua nước ngoài để học tập và phát triển tương lai theo một nghề ổn định.
“Với mức lương cơ bản của gia đình, rất khó để cho con đi du học theo diện tự túc. Mong muốn của tôi là con được đến một đất nước tạo điều kiện thuận lợi để con vừa học, vừa trải nghiệm, nhưng chi phí không quá cao và minh bạch rõ ràng”, chị Phương Anh cho hay.
Thực tế, hiện nay có rất nhiều trung tâm tư vấn du học quảng cáo những quyền lợi “siêu hấp dẫn”. Để tránh nguy cơ bị lừa bởi các trung tâm tư vấn du học tràn lan hiện nay, điều đầu tiên phụ huynh và học sinh cần hiểu rõ về đất nước mà bản thân dự định sẽ du học. Cần xác định rõ mục tiêu đi học, hay đi làm để có định hướng rõ ràng trước khi quyết định.
Ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, hiện nay, nhiều bạn trẻ chọn đi xuất khẩu lao động sau khi kết thúc chương trình THPT; như vậy các bạn chỉ đang đi “bán” sức lao động phổ thông. Sau thời gian 3 năm, 5 năm và quay trở về nước, số tiền mà các bạn kiếm được chỉ đủ xây hoặc sửa nhà cho gia đình, bản thân không có nghề gì.
“Du học nghề tại các nước cần nhiều nguồn nhân lực như Đức là một hướng mở cho các bạn học sinh tại TP.HCM. Đặc biệt, Đức là một nước rất cần điều dưỡng, các bạn theo nghề điều dưỡng hoàn toàn có thể theo chương trình học nghề tại Đức để nâng cao tay nghề, đồng thời có cơ hội làm việc tại Đức, tăng thêm mức thu nhập và năng lực làm việc của bản thân; từ đó có định hướng phát triển lâu dài và chăm lo cho gia đình”, ông Lợi nhấn mạnh.
Nâng cao tay nghề ngành điều dưỡng đa khoa tại Đức
Liên quan đến vấn ngành điều dưỡng đang có thu nhập “khủng” tại Đức, ThS Nguyễn Hoàng Tiên, Giám đốc Phát triển Giáo dục Clevermann cho biết, nước Đức có dân số già thuộc top đầu thế giới (hơn 65 tuổi chiếm tới 23% dân số). Trong khi đó, báo cáo được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Đức cho thấy, nước này không thể tuyển dụng đến 520.000 vị trí ngành điều dưỡng toàn thời gian.
Ngoài ra, theo báo cáo của DW TV (Đức), đến năm 2030, quốc gia này cần tới hơn 300.000 điều dưỡng, điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng ngành này là rất lớn.
Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP.HCMDu học nghề và hướng đến định cư có thể xem là một hướng đào tạo nhân lực và mở rộng thị trường việc làm cho nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.Các chương trình hợp tác lao động các nước xã hội chủ nghĩa, chương trình xuất khẩu lao động, chương trình du học nghề, du học hệ thạc sĩ, đại học, cao đẳng… cũng góp phần tích cực cho sự phát triển thị trường lao động Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và việc làm.Du học nghề có thể xem là giải pháp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội cần tăng cường định hướng nghề nghiệp, thông tin chung cho học sinh, sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản khi chọn du học nghề; giám sát chặt chẽ các tổ chức thực hiện các chương trình du học nghề để hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật, thiệt hại cho nguồn nhân lực trẻ và cho những gia đình thiếu thông tin về du học nghề. |