Điều kiện xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe hơn

Sau hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thị trường quốc tế bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Song, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao trên toàn cầu, các điều kiện để được xuất khẩu lao động cũng khắt khe hơn, nhất là với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Các thị trường nhập khẩu lao động như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… trong thời gian gần đây lần lượt mở cửa trở lại kèm theo điều kiện ngày càng khắt khe, yêu cầu cao hơn về chất lượng người lao động. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, ứng viên còn phải đáp ứng được các kỹ năng ngoại ngữ, ứng xử và một số tiêu chí về phòng chống dịch bệnh.

Trong đó, khi bắt đầu mở cửa quốc tế trở lại, Đài Loan (Trung Quốc) áp dụng thêm hệ thống thang điểm đánh giá mức độ ưu tiên lao động nước ngoài nhập cảnh dựa trên tình trạng tiêm vaccine Covid-19 của người lao động, tình hình kiểm soát dịch bệnh tại quốc gia cung ứng lao động và điều kiện phòng dịch của người sử dụng lao động.

Từ tháng 3-2022, tùy tình hình kiểm soát dịch bệnh, Nhật Bản sẽ cho nhận hồ sơ toàn bộ. Trước khi nhập cảnh, thực tập sinh (TTS) phải tải ứng dụng “My SOS” để xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay. Theo đó, khi đăng ký nhập cảnh Nhật Bản, công ty tiếp nhận TTS phải đăng ký xin phép nhập cảnh, có trách nhiệm bảo đảm việc quản lý TTS.

Cơ quan chức năng Nhật Bản cho phép đăng ký xin phép nhập cảnh online qua hệ thống xác nhận sức khỏe người nhập cảnh. Sau khi nhập cảnh, TTS phải xuất trình chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19 được cấp trong vòng 72 giờ.

Tương tự, Hàn Quốc cho phép người lao động từ tất cả các quốc gia phái cử được nhập cảnh nếu đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong nước. Yêu cầu phải có chứng chỉ quốc tế, có kinh nghiệm ít nhất 2 năm, tham gia bảo hiểm xã hội. Tất cả lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc đều phải tham gia ký quỹ. Hiện tại mức ký quỹ đang là 100 triệu đồng.

Năm 2022, tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc là 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021). Ngoài ra, các lao động còn có cơ hội được chuyển đổi visa sang lao động phổ thông E 9 – loại visa cho phép lao động đượclàm việc lâu dài tại Hàn Quốc.

Các nhà quản lý xuất khẩu lao động cho biết, việc luật hóa công tác đào tạo trước khi phái cử lao động đã dần hình thành một lực lượng lao động chuẩn mực tại nhiều thị trường tiếp nhận lao động Việt. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, cả về ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, sinh hoạt tại các nước phát triển Lao động Việt Nam luôn được người sử dụng lao động và các cơ quan hữu quan tại nước tiếp nhận đánh giá tích cực về sự chăm chỉ, cần cù, nắm bắt nhanh công việc, làm việc có chất lượng và năng suất.

Theo thống kê, trong quí 1-2022, Việt Nam đã đưa gần 2.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3-2022 là 1.096 người, tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hungary, Trung Quốc… Cụ thể, thị trường Nhật Bản có 612 lao động, thị trường Đài Loan 439 lao động, Hàn Quốc 336 lao động, Singapore 331 lao động, Trung Quốc 1.245 lao động, Hungary 99 lao động, Nga 71 lao động, Ba Lan 68 lao động, Rumani 65 lao động.

Theo Saigon Times

Điều kiện xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên